Nguyên nhân sầu riêng vàng lá – hiểu đúng để xử lý hiệu quả

Sầu riêng bị vàng lá là dấu hiệu cảnh báo cây đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Nếu không xác định đúng nguyên nhân và xử lý kịp thời, cây sẽ suy yếu, giảm năng suất, thậm chí chết dần.
Cùng Kingbioworld tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này trong bài viết dưới đây để có biện pháp xử lý phù hợp nhé!

 

Nguyên nhân khiến sầu riêng bị vàng lá 
1. Nấm bệnh gây thối rễ, nghẹt rễ

1.1. Nấm Phytophthora
- Nấm Phytophthora palmivora là tác nhân chính gây thối rễ, dẫn đến hiện tượng vàng lá.
- Khi tấn công, nấm làm rễ bị hư hỏng, mất khả năng hấp thu dinh dưỡng, khiến cây dần suy kiệt.
- Điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển: đất ẩm ướt, vườn thoát nước kém, mùa mưa kéo dài.


 

1.2. Nấm Fusarium và Pythium
- Fusarium làm rễ bị thối nhũn, gây héo vàng lá từ từ.
- Pythium phát triển mạnh trong môi trường ẩm, làm cây mất sức nhanh chóng.
- Cả hai loại nấm này thường tấn công khi đất bị ngập úng hoặc cây suy yếu do chăm sóc không đúng cách.

1.3. Dấu hiệu nhận biết cây bị nấm rễ
- Lá vàng từ dưới lên trên, rụng nhiều, cây còi cọc.
- Rễ thối đen, mềm nhũn, có mùi hôi nhẹ.
- Cây chậm phát triển, có thể chết dần nếu không xử lý kịp thời.

 

2. Tuyến trùng hại rễ 


2.1. Tuyến trùng Meloidogyne 
- Tuyến trùng chích hút làm rễ bị sưng phồng, tạo thành các nốt sần, làm tắc nghẽn dòng dinh dưỡng.
- Khi bị tuyến trùng tấn công, cây bị vàng lá do thiếu hụt chất dinh dưỡng từ rễ.
- Các vườn trồng lâu năm, ít cải tạo đất thường bị tuyến trùng tấn công mạnh.

2.2. Dấu hiệu nhận biết cây bị tuyến trùng
- Lá vàng nhạt, cây kém phát triển, mặc dù vẫn được tưới nước đầy đủ.
- Rễ có các nốt sần, xơ xác, dễ đứt gãy khi kéo nhẹ.
- Dễ nhầm lẫn với hiện tượng thiếu dinh dưỡng, nhưng khi bón phân vẫn không cải thiện.

 

3. Thiếu hụt dinh dưỡng 
- Thiếu chất dinh dưỡng làm lá mất màu xanh khỏe mạnh, chuyển sang vàng theo nhiều dạng khác nhau. Dưới đây là từng loại thiếu hụt và biểu hiện cụ thể:
3.1. Thiếu đạm (N)
- Lá già vàng nhạt, xuất hiện đầu tiên ở lá phía dưới.
- Cây chậm phát triển, lá nhỏ hơn bình thường, dễ rụng.
- Nguyên nhân: Đất bạc màu, bón phân không cân đối hoặc rễ cây bị tổn thương không hấp thụ được dinh dưỡng.

3.2. Thiếu kali (K)


- Lá vàng mép, cháy viền lá, xuất hiện ở lá già trước.
- Cây yếu, dễ bị sâu bệnh tấn công.
- Nguyên nhân: Thiếu kali trong đất, nhất là trên đất cát hoặc đất có pH thấp.

3.3. Thiếu sắt (Fe) và kẽm (Zn)
- Lá non vàng, nhưng gân lá vẫn xanh (hiện tượng vàng lá gân xanh).
- Cây còi cọc, lá biến dạng, chậm phát triển.
- Nguyên nhân: Đất có pH cao, làm giảm khả năng hấp thu vi lượng của cây.

3.4. Thiếu canxi (Ca) và magie (Mg)
- Lá già bị vàng, có thể chuyển nâu và khô giòn.
- Cây dễ bị rụng trái non, năng suất kém.
- Nguyên nhân: Đất thiếu vôi, bón phân không cân đối.

 

4. Ngập úng hoặc khô hạn 
4.1. Cây bị ngập úng
- Nước đọng lâu trong đất làm rễ bị thiếu oxy, dẫn đến vàng lá hàng loạt.
- Nấm bệnh dễ phát triển, làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

4.2. Cây bị khô hạn 
- Khi thiếu nước, cây không đủ dinh dưỡng để nuôi lá, dẫn đến vàng lá từ mép vào trong.
- Lá bị giòn, dễ rụng khi có gió mạnh.

 

5. Sâu bệnh hại lá 
5.1. Bọ trĩ, nhện đỏ chích hút 


- Bọ trĩ tấn công mặt dưới lá, làm lá bạc màu, vàng rồi rụng.
- Nhện đỏ làm lá bị đốm vàng, khô cháy, cây suy yếu nhanh.

5.2. Bệnh cháy lá, thán thư do nấm
- Biểu hiện của các bệnh này là vàng lá kèm theo các đốm nâu, lan rộng trên bề mặt lá.
- Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.

 

6. Tác động của thuốc trừ cỏ, phân bón hóa học
- Dùng thuốc trừ cỏ không đúng cách làm cây bị ngộ độc, lá vàng, rụng nhanh.
- Bón phân hóa học quá nhiều có thể gây sốc cây, làm rễ tổn thương, dẫn đến vàng lá.

 

Cách xử lý sầu riêng vàng lá hiệu quả
1. Kiểm tra và cải tạo đất


- Luôn giữ cho đất thoát nước tốt, tránh để rễ bị úng.
- Xử lý đất trước khi gieo trồng, bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất bằng sản phẩm King 26, King Trichoderma.

2. Xử lý nấm bệnh, tuyến trùng


- Sử dụng King F1 để đặc trị thối rễ, vàng lá và nấm bệnh dưới đất. Đồng thời tăng sức đề kháng cho cây.
Cách dùng: Pha 100gr sản phẩm với 100 - 200 lít nước. Tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày.


 

- Xử lý tuyến trùng bằng sản phẩm King ST1 tiêu diệt tận gốc trứng tuyến trùng, cắt đứt vòng đời và trị tuyến trùng dứt điểm, tạo hàng rào bảo vệ cây toàn diện. Kết hợp với King 26 để cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, cân bằng pH.

Cách dùng: Pha 500ml với 200 - 400 lít nước. Tưới đẫm vùng gốc từ 2 - 5 lít/gốc. Tưới định kỳ 2 - 3 lần/năm (Đầu, giữa và cuối mùa mưa).

 

 

- Sau đó kích ra rễ mới, cung cấp dinh dưỡng toàn diện như Humic, Fulvic, amino axit,... giúp cây phục hồi nhanh chóng bằng sản phẩm King 68.
Cách dùng: Hũ 1kg pha với 1600 - 2000 lít nước. Phun/Tưới 2 - 3 lần,  mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày.
 


3. Cân bằng dinh dưỡng
- Bón phân theo nhu cầu cây, tránh thừa hoặc thiếu đạm, kali, vi lượng.
- Bổ sung canxi, magie, sắt, kẽm nếu lá có dấu hiệu thiếu chất.


4. Kiểm soát sâu bệnh


- Phun phòng sâu bệnh như bọ trĩ, nhện đỏ,... định kỳ bằng sản phẩm King Vita 
Cách dùng: Pha 200gr sản phẩm với 300 - 400 lít nước. Phun định kỳ 15 - 30 ngày/lần.


Kết luận
Sầu riêng vàng lá là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau. Để khắc phục hiệu quả, cần xác định đúng nguyên nhân và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp.
Nếu vườn sầu riêng của bà con gặp tình trạng vàng lá mà vẫn chưa rõ nguyên nhân, hãy hiên hệ ngay hotline
0988.366.870 để được đội ngũ kỹ sư của Kingbioworld hỗ trợ!

 

Xem thêm 
Bí quyết dưỡng lá sầu riêng đẹp, xanh dày, khỏe mạnh quanh năm
Cắt Ngọn Sầu Riêng – Lợi Ích, Tác Hại và Kỹ Thuật Chuẩn
Top 7 Sai Lầm Khi Chăm Sóc Sầu Riêng Khiến Cây Kém Phát Triển

Đia chỉ
Địa chỉ
Messenger
Messenger
Gọi điện
Gọi điện
Zalo
Zalo
Youtube
Youtube
Liên hệ qua Messenger
Liên hệ qua Zalo
hotline